Tuesday, June 30, 2009
Ngày trở về (phần 1) 69
Trang 69
Tặng các anh hùng Biệt-Kích
Sau những năm tháng bị giam cầm trong các trại tù ở ngoài bắc, các chiến sĩ Biệt-Kích lần lượt được trả tự do, có người bị bắt từ năm1961 khi cơ quan Trung Ương Tình Báo Hoa-Kỳ (CIA) bắt đầu thả những toán quân Biệt-Kích ra ngoài Bắc. Bài viết dưới đây dựa theo cuốn 'Secret Army, Secret War' tạmdịch là 'Ðạo Quân Bí Mật, Trận Chiến Bí Mật' của tác giả Sedgwick Tourison.
Bắt đầu cuối năm 1979, các tù binh Biệt-Kích trong trại tù Thanh Phong, dần dần được trả tự do. Trong mùa hè năm 1982, phần lớn các Biệt-Kích quân trong trại tù K1 đã được trả tự do, trở về với gia đình
của họ. Trước khi được trả tự do, cán bộ miền bắc từ Hà-Nội đã nói với nhiều Biệt-Kích quân rằng ... họ sẽ tiếp tục làm những người vô-dụng. Những quân nhân Biệt-Kích bị để ý được thông báo nên
chuẩn bị sẽ có cán-bộ thăm viếng bất ngờ.
Ðến tháng 12, những ai vẫn còn bị giam ở K1 được chuyểnvề nhà giam Trung-Ương số 3 trong quận Tân-Kỳ, tỉnh Nghệ Tĩnh. Trong muà thu năm 1987, bẩy quân nhân Biệt-Kích cuối cùng được trả tự do
để trở về nhà. Trong đó có Nguyễn-hữu-Luyện, một người chống đối đến cùng. Một Biệt-Kích quân bị giam 15 năm kể lại câu chuyện 'Ngày Trở Về' của anh như sau.
Tôi còn nhớ lúc xuống tới ga xe lửa Saigon. Lúc đó trời đã tối, tôi biết không thể nào về thẳng nhà được vì đã không liên lạc với mẹ tôi trong 15 năm. Chúng tôi được phép viết thư báo tin cho gia đình từ năm 1976, nhưng không tin, cho rằng đây cũng lại trò bịp bợm của bộ Nội Vụ. Có người trong nhóm được thân nhân thăm viếng, đặc biệt những người có thân quyến ở ngoài Bắc. Hầu hết anh em chúng tôi không muốn gia đình mình phải chi tiêu một số tiền tốn kém cho chuyến đi ra tận ngoài Bắc thăm viếng. Chúng tôi cũng có thể dấu thư, nhờ người đi thăm đem ra ngoài gửi về nhà báo tin. Những người đi thăm nuôi thường rất có cảm tình và có vẻ thương xót cho những người tù Biệt-Kích trong miền
Nam ra bị bắt. Riêng cá nhân tôi không viết gì cả.
Tôi đi bộ từ trung tâm thành phố Saigon về nhà mẹ tôi. Tôi tránh đi trên đường sợ gặp phải trạm kiểm soát. Rốt cuộc tôi vẫn không có giấy tờ tuỳ thân và giấy phép đi đường đã quá hạn. Tôi dừng lại trong
một quán cà-phê bên đường, đối diện với căn nhà năm xưa của mẹ tôi. Tôi ngồi im-lặng trong đó vài tiếng đồng hồ chờ đợi trước khi trời sáng.
Rất khó cắt nghiã được cảm xúc của tôi, sau 15 năm tù đầy trong những trại cải tạo laođộng, e rằng tôi có những hành động, phản-ứng khác thường. Trời vưà tảng sáng, mẹ tôi từ trong căn nhà yêu dấu đi ra. Tôi vẫn ngồi yên lặng nhìn mẹ tôi, rồi đảo mắt xung quanh xem có ai ở gần không? Không một bóng
người, tôi cảm thấy an-toàn...
Tôi bước theo sau mẹ tôi một quãng ngắn, sau đó bước lên đi song-song bên cạnh mẹtôi. Ði được chừng vài bước, tôi vẫn chưa biết định nói gì với người. Mẹ tôi dường như linh cảm có người đi bên
cạnh, bà ngừng lại vài giây.
Tôi nhìn mẹ tôi, thốt lên 'Mẹ!
Con đây!'.
Sửng-sốt, bà nhìn tôi vài giây rồi nắm lấy tay tôi dắt trở về nhà. Chuyện xẩy ra như ngày xưa, khi tôi còn là đưá trẻ làm điều bậy ngoài đường, bị mẹ lôi về nhà. Vào đến nhà trên, bà dắt tôi đến trước bàn
thờ ông bà. Trên bàn thờ có tấm ảnh của cha tôi và bên cạnh là bức hình của tôi. Mẹ tôi nhìn tôi nhìn tấm ảnh trên bàn thờ rồi lại nhìn tôi, nhìn tấm ảnh. Sau cùng bà nói khẽ,
giọng run run 'Con ơi! ... Mẹ nghĩ rằng con đã chết rồi!'.
Cuối cùng tôi đã trở về nhà, tôi không còn biết nói gì thêm. Anh hùng Biệt-Kích Nguyễn-văn-Hinh, quay mặt ra cửa sổ... nghẹn ngào.
Khi Tourison viết cuốn 'Ðạo Quân Bí Mật, Trận Chiến Bí Mật', hơn một trăm Biệt-Kích quân đả đến định cư tại Hoa-Kỳ. Gần hai trăm người khác vẫn còn ở Việt Nam, cũng như hàng trăm quả-phụ, cô nhi của các Biệt-Kích quân. Nguyễn-hữu-Luyện, người tổ chức, huấn luyện toán HECTOR được trả tự do sau 21 năm bị giam cầm. Ông ta vượt biên không thành côngvà bị bắt lại. Ðầu năm 1992, ông được trả tự do và được phép rời Việt Nam qua Hoa-Kỳ. Hiện nay ông cùng vợ đang sống tại phiá đông thành phố Boston, tiểu bang Massachusetts.
Một người khác trong nhóm bẩy quân nhân Biệt-Kích được thả cuối cùng, Quách Rạng thuộc sắc tộc Mường đến Hoa-Kỳ năm 1992, sống tại thành phố Chamblee, tiểu bang Georgia. Vợ ông là ba ø Ngọc Ban, một người đàn bà rất can đảm, đã nói chuyện với một nhóm 400 người Việt Nam ở Atlanta. Bà kể lại câu chuyện lúc được tin chồng mất tích, nhận lãnh lương tử tuất của chồng, nhưng vẫn tiếp tục mong chờ người chồng trở về. Bà ta biết rằng ông ta sẽ trở về.
Những Biệt-Kích quân khác cũng đã vượt Thái Bình Dương đến định cư trên khắp các tiểu bang cuả Hoa Kỳ, từ Boston đến Seattle. Trong đó có Mai-nhuệ-Anh trưởng toán HECTOR 2, Quách Nhung
người sống sót duy nhất trong toán HORSE, Trương-tuấn-Hoàng người cuối cùng nhẩy ra bắc tăng cường cho toán REMUS và Hà-văn-Chấp trưởng toán CASTER cùng với toán viên Ðinh-Anh, toán
đầu tiên được CIA thả ra miền Bắc. Lê-văn-Bưởi đến Hoa-Kỳ năm 1993, khi tôi đang viết sách, ông Bưởi đang điều trị ung thư ở Utica, New York.Ông ta bị bệnh ung thư ở cổ và có lẽ không sống lâu để đọc cuốn tài liệu này.
Lê-văn-Ngung trưởng toán HADLEY hiện đang làm khuôn mẫu cho hãng Kirk & Stieff trong thành phố Baltimore tiểu bang Maryland. Toán viên của ông ta là Vũ-viết-Tịnh hiện đang dọn dẹp trong một bệnh viện ở Indiana và đã lập gia đình vào tháng 12 năm 1994. Nguyễn Không trôi dạt vào bãi biển ngoài Bắc Việt cùng với thuỷ thủ đoàn chiếc tầu đổ bộ NAUTILUS 7, hiện đang đánh tôm cá ngoài khơi vịnh Mễ-Tây-Cơ thay vì đưa người xâm nhâp trong vùng vịnh Bắc Việt.
Bùi-minh-Thế trong toán BECASSINE vượt biên thành công, đến định cư ở Henderson Louisiana. Vài
năm trước đây, ông gặp lại người vợ sau bao năm xa cách. Hiện giờ ông lâm trọng bệnh, nằm liệt giường và có lẽ không có dịp đọc những điều tốt, ca tụng sự can trường củaông ta. Ðặng-công-Trình toán phó toán SCORPION, một trong những người bất khuất, chống đối đến cùng, hiện đang làm trong một nhà kho ở California. Bạn đồng nghiệp chắc không biết về thành tích quá khứ của ông ta.
Thuý, vợ Trịnh-văn-Truyên, thuỷ thủ chiếc NAUTILUS 3, đến định cư với chồng ở Biloxi, tiểu bang Mississippi và Truyên trở lại nghề biển. Thuý bị bắn ở New Orleans, tiểu bang Louisisana hôm 31
tháng Bảy năm 1990 trong một vụ cướp. Bọn cướp chỉ lấy được chiếc bóp đầm không có tiền. Lúc đó bà ta đang có thai bẩy tháng, đứa bé chưa sinh chết. Bà ta là một người đàn bà cứng cõi nhưng không cứng hơn người đàn ông bà cưới lúc ông ta sống trong ngục tù. 'Nếu tôi biết được những chuyện mà giờ đây tôi tin là sự thật, tôi đã cho nhiều tay vềvườn'. Tướng Westmoreland, cựu tư lệnh Quân-Lực Hoa-Kỳ tại Việt-Nam 1964-1968.
Một trong những người đầu tiên rời Việt-Nam là Nguyễn-Văn-Hinh, toán viên trong toán Atila, anh ta vượt biển đến trại tỵ-nạn ở Singapore. Lúc phỏng vấn định cư, người Hoa-Kỳ không tin câu chuyện
thời gian bị cầm tù ngoài miền Bắc của anh và từ chối. Không những thế, họ còn nghi ngờ anh là phạm
nhân đã tạo dựng nên một nhân vật không có thật. Trong thời gian sống trong trại tỵ nạn, anh gặp một cô, trước là một nữ tu-sĩ, nhưng sau đó thôi vì cộng sản không cho phép. Hai người lập gia đình và đến định cư ở Hoà-Lan. Anh Hinh rất ít viết thư, lý do anh đã phải viết quá nhiều những bản tự kiểm thảo trong tù. Ðó cũng là điều dễ hiểu. Hai biệt kích quân khác, TrầnVăn-Tư và Nguyễn-Văn-Lực đến định cư ở Úc-Ðại-Lợi. Anh Tư vẫn còn vết sẹo nơi mắt cá chân lúc anh bị cùm ở trong tù, lần đó tưởng anh ... không qua khỏi. Vết thương ghê gớm làm cho chân anh có tật.
Còn nhiều anh hùng biệt kích nữa, sẽ kể chuyện của họ cho chúng ta. Mai-Văn-Học, Hoàng-Văn-Chương trong các toán Strata. Lầu-Chí-Chấn, Châu-Hềnh-Xương, Lý-Si-Lâu, Vũ-Ðức-Gương, và
những biệt-kích Người-Nhái khác đã lướt sóng xâm nhập hải phận miền bắc Việt-Nam trong vịnh Bắc Phần. Năm1986, Vũ-Ðức-Gương làm đơn khiếu nại trả lương trong thời gian anh bị giam cầm gần 20
năm ngoài miền bắc. Toà án cho rằng không đủ chi tiết về cuộc hành quân, và lý do tài liệu về biệt-kích quân của bộ quốc-phòng vẫn còn trong thời gian bảo mật. Giờ đây, lý do này không còn là vấn-đề
trở ngại. Hầu hết các biệt-kích quân đã định cư, cố gắng xây dựng gia đình, nhiều người thành công. Thỉnh thoảng, họ gặp lại nhau, bên ly rượu, các biệtkích quân tâm sự về thời gian đã qua, những người bạn đã ... ra đi, và những người còn lại vẫn tin vào định mệnh. Khi họ bị bắt ngoài bắc, gần hết
đều còn độc thân, tuổi tác trong khoảng hai mươi. Giờ thì đã lớn tuổi, có người nhuộm tóc để trẻ lại thêm ít tuổi, họ là những công dân tốt trong xã hội. Khi đàn con cháu của họ lớn lên đọc những trang giấy này sẽ hiểu biết thêm về cha, ông của chúng.
Nhiều biệt-kích quân khác kém may mắn. Hoàng Ngọc-Chính, Ðoàn Phương và Nguyễn Văn Lý quá chán chờ đợi giới chức thẩm quyền trả lời. Họ tìm cách vượt biên, Phương và Lý đi đường biển,
Chính theo đường bộ băng qua đất Miên. Cả ba anh hùng biệt-kích đều mất tích cho đến nay.
Lê-Trung-Tín trong toán Red Dragon từ bên Tầu quay trở lại Việt-Nam. Hiện nay anh lo thuyết phục giới chức phỏng vấn của sở Di-Trú Hoa-Kỳ ở Saigon về câu chuyện của anh. Anh Tín cùng chiến hữu
của anh là Vòng-A-Cầu đã làm nhiệm vụ của người quân nhân. Họ vượt ngục, và cũng là hai người đầu tiên sống sót, trốn khỏi trại tù nơi miền bắc Việt-Nam. Sở di-trú Hoa-Kỳ cho rằng họ chưa ở tù cộng sản đủ thời gian nên không hội đủ điều kiện.
Một người kém may kháclà Hoàng-Ðình-Mỹ trong toán Hector. Trong tháng 12 năm 1984, anh đứng trước toà án nhân-dân tại Saigon lãnh án vì tội tham gia kháng-chiến do Lê-Quốc-Tuý bên Pháp lãnh
đạo. Năm 1995, anh Mỹ vẫn còn bị giam trong trại tù ởNha-Trang. Ðược thả về từ trại tù Thanh-Lam ngoài miền bắc năm 1981, anh trở về mái nhà xưa trong miền nam, sau đó qua Thái-Lan gia nhập tổ
chức kháng chiến. Năm 1982, anh quay về Việt-Nam và bị bắt trong vòng một tuần. Nguyễn-Văn-Tân toán Romeo, người bị đánh đập tàn nhẫn nhất trong vụ tuyệt thực phản đối chế độ lao tù năm 1973. Nộp đơn xin trợ cấp tật-nguyền khi đến định cư ở Hoa-Kỳ. Năm 1988, vị bác-sĩ khám bệnh cho anh Tân cho biết 'Tâm thần của anh có điều gì không hay! (Không làm việc bình thường nữa)'.
Lương-Văn-Inh trong toán Dog, lên vùng cao nguyên trong miền nam lập nghiệp nơi quân Ðức-Trọng gầnthành phố nghỉ mát Ðà-Lạt. Ðầu tháng Sáu năm 1994, anh trở xuống vì bệnh sốt rét tái phát trầm trọng. Vị y-sĩ địa phương khuyên vợ anh nên đưa anh vào nhà thương. Giữa cơn mưa bão, lúc nửa đêm hai người con trai của anh cùng hai dân làng võng anh từ trên đồi xuống một con đường cách xa khoảng bốn cây số. Anh chết trên đường đi. Vợ anh viết thư cho tác giả Tourison 'Ðiều duy nhất,
chồng tôi muốn là các con tôi được ăn học và được tự do... bây giờ anh không còn nữa'.
Thượng-Tá Nguyễn-Sang giám đốc cục trông-coi các trại tù ở Hà-Nội trong năm 1979 đã về hưu năm 1982. Trung-Tá Tô-Bá-Oanh chỉ huy trại tù lao động cải tạo Hồng-Thắng lên Ðại-Tá và chỉ huy
nhà tù trong tỉnh Sông Bé, ông ta quản lý tù hình sự thay vì các tù biệt-kích năm xưa. Câu chuyện về biệt-kích quân có lẽ còn lâu mới kết thúc. Ngày 23 tháng Ba năm1995, vị Ðại-Sứ Hoa-Kỳ bên
Thái-Lan gửi một văn thư dài năm trang giấy đến bộ ngoại giao và sở di-trú đặt câu hỏi tại sao hầu hết biệt-kích quân còn sống sau năm 1975 bị sở di trú bên Thái-Lan từ chối? Kết quả tháng Năm 1995, sở di-trú Hoa-Kỳ đã phải thay đổi điều kiện nhập cảnh cho các cựu biệt-kích quân Việt-Nam.
Trước đó ngày 14 tháng Tư, tờ New York Times đăng bài viết của Tim Weiner về nhữngcố gắng của vị Ðại-Sứ trong việc sửa sai sở di trú. Vài hôm sau, câu chuyện về biệt kích quân được cả thế giới chú-ý. Cựu tư lệnh quân lực Hoa-Kỳ tại Việt-Nam, tướng William C. Westmoreland, Thiếu-Tướng John Morrison, Chuẩn-Tướng George Gaspard, Thượng Nghị-Sĩ John McCain, và nhiều giới chức quan trọngkhác viết thư cho vị Ðại-Sứ, bầy tỏ sự ủng hộ ông ta. Thượng-nghị-sĩ McCain còn viết thư gửi thẳng cho sở di trú Hoa-Kỳ.
Ngày 24 tháng Tư năm 1995, John Mattes một luật sư ở Miami Florida đưa đơn kiện chính-phủ Hoa-Kỳ nơi toà án liên-bang ở thủ đô HoaThịnh-Ðốn. Ðơn thưa này đòi bồi thường cho 281 cựu biệt kích quân bị giam cầm hoặc đã chết trong các trại tù nơi miền bắc Việt-Nam. Chính phủ Hoa-Kỳ phải trả lương
cho họ xứng đáng theo đúng bản hiệp-đồng tuyển mộ các biệt-kích quân Việt-Nam.
Theo tài liệu 'Secret Army Secret War' tác giả Sedgwick Tourison.
Carrollton, TX. 16-04-2000
Cọp Khánh-Hòa
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment